Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không theo quy định pháp luật Việt Nam?

Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không theo quy định pháp luật Việt Nam? Sự phổ biến của hợp đồng điện tử trong thời đại công nghệ thông tin phát triển khiến việc ký kết hợp đồng điện tử ngày càng thông dụng. Vấn đề nhiều doanh nghiệp quan tâm là tính pháp lý của hợp đồng điện tử. Hợp đồng điện tử có khác gì so với hợp đồng truyền thống và có thể sử dụng để làm căn cứ cho các giao dịch hợp pháp không?

1. Quy định pháp luật Việt Nam về hợp đồng điện tử

Theo Điều 33, Luật Giao dịch điện tử năm 2005: “Hợp đồng điện tử là loại hợp đồng mà các bên thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc là chấm dứt quyền, nghĩa vụ được gửi đi, nhận lại và được lưu trữ trên các phương tiện điện tử như công nghệ điện tử, kỹ thuật số, quang học và các phương tiện điện tử khác.”

Mặc dù thể hiện dưới dạng điện tử nhưng hợp đồng điện tử vẫn được thừa nhận có giá trị pháp lý, được phép sử dụng làm căn cứ khi một trong hai bên không thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng. Đồng thời, hợp đồng điện tử phải thỏa mãn các điều kiện:

  • Nội dung của hợp đồng điện tử phải đảm bảo tính toàn vẹn thông tin, thông tin không được chỉnh sửa trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu.
  • Nội dung hợp đồng điện tử có thể mở, truy cập, đọc và xem được bằng phương pháp mã hóa hợp pháp mà hai bên thỏa thuận với nhau.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử

Do được thể hiện dưới dạng điện tử nên so với hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử có nhiều đặc điểm đặc thù:

  • Mọi thông tin được thể hiện bằng dữ liệu điện tử.
  • Có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể trong hợp đồng: Ngoài bên mua và bên bán thì hợp đồng điện tử còn có sự xuất hiện của cơ quan chứng thực chữ ký điện tử, nhà cung cấp mạng,… Quá trình giao kết, đàm phán không có sự chứng thực của bên thứ 3 thì không có thẩm quyền.
  • Giá trị pháp lý có phần hạn chế: Hợp đồng điện tử chỉ áp dụng dựa trên Điều 1, Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
  • Dễ dàng truy cập mọi lúc, mọi nơi.

Vì sao cần sớm sử dụng hợp đồng điện tử?

Hợp đồng điện tử có nhiều đặc điểm ưu việt.

3. Giao kết hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam

Tại Điều 35, Luật Giao dịch điện tử, nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải đảm bảo:

  • Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.
  • Việc giao kết và thực hiện hợp đồng phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng.
  • Khi thực hiện giao kết hợp đồng điện tử, các bên tham gia có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện để đảm bảo tính toàn vẹn, bảo mật liên quan đến thông tin trên hợp đồng điện tử.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Hợp đồng điện tử

Lưu ý về giao kết hợp đồng điện tử.

Thời gian, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử:

  • Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo.
  • Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. 

>> Tham khảo: Hướng dẫn tính thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn.

Thời gian, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử:

  • Thời điểm: Là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định.
  • Địa điểm: là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan tổ chức hoặc là nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận là cá nhân.

Như vậy, pháp luật Việt Nam thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử nếu tuân thủ theo các quy định tại Luật Giao dịch điện tử. Doanh nghiệp có thể sử dụng hợp đồng điện tử để giao dịch tương tự như hợp đồng truyền thống.

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ hiện đại, việc hợp đồng điện tử dần thay thế hợp đồng truyền thống là điều tất yếu. Cùng với quá trình hội nhập, doanh nghiệp có thể tham khảo và sớm áp dụng hợp đồng điện tử để bắt kịp xu thế, tiết kiệm chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh.

Để được tư vấn thủ tục mua hóa đơn điện tử nhanh chóng, thuận tiện, hỗ trợ phát hành hóa đơn điện tử lần đầu, doanh nghiệp có thể liên hệ Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn và tham khảo phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice do ThaisonSoft cung cấp:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*