Để quản lý minh bạch hơn với hộ kinh doanh, cơ quan thuế sẽ áp dụng quản lý bằng hóa đơn điện tử bao gồm khai thuế điện tử và nộp thuế điện tử. Thông tin này được trao đổi trong diễn đàn “Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp” vào sáng 26/4 vừa qua tại TP.Hồ Chí Minh.
Mặc dù doanh nghiệp sẽ có nhiều chính sách và quyền kinh doanh hơn nhưng các hộ kinh doanh lại thường không muốn đăng ký hoạt động với tư cách là doanh nghiệp. Đa phần hộ kinh doanh cho rằng khi trở thành doanh nghiệp sẽ có nhiều thủ tục pháp lý phiền phức.
Thực tế, mô hình giữa hộ kinh doanh với doanh nghiệp vừa và nhỏ là một. Đó là nhận định từ Ông Phan Đức Hiếu, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Cụ thể, là việc hạn chế quyền kinh doanh, chỉ được đăng ký tại một địa điểm, hoạt động kinh doanh trong phạm vi quận, huyện, không mở chi nhánh, văn phòng đại diện…
Mặc dù có những hạn chế kể trên nhưng nhiều hộ kinh doanh vẫn không chuyển đổi thành doanh nghiệp do lo sợ đống nhiều thuế- Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam – bổ sung.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thuế, hiện nay có khoảng 4.671 triệu hộ kinh doanh, tổng tài sản ước tính 655 ngàn tỷ đồng, tạo ra 2.188 ngàn tỷ đồng doanh thu, nộp 12.362 ngàn tỷ đồng tiền thuế, giải quyết 7.945 triệu lao động.
Nếu các hộ nói trên chuyển thành DN sẽ nâng cao chất lượng lao động: Điều kiện, thu nhập, an toàn, phúc lợi và tính ổn định; Chính xác, công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các loại hình kinh doanh… Tuy nhiên, các hộ này lại “ngại” chuyển đổi thành DN vì lý do sợ cơ quan thuế thường xuyên kiểm tra, mất công lưu hồ sơ sổ sách, thêm chi phí thuế kế toán…
Về phía cơ quan quản lý, bà Tạ Thị Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ quản lý thuế thu nhập cá nhân (Bộ Tài chính) – cho biết, hộ kinh doanh không muốn chuyển lên DN có hai nhóm: kinh doanh chân chính ngại lên DN vì sợ thủ tục, nhóm thứ 2 là núp bóng, lợi dụng thuế khoán để xuất hóa đơn bất hợp pháp. Do vậy ngành thuế đang tiến tới đưa ra giải pháp tổng thể theo hướng quản lý minh bạch hơn. Cụ thể là sẽ áp dụng quản lý điện tử với hộ kinh doanh, khi đó sẽ không còn toàn bộ là khoán theo cách buông lỏng như hiện nay mà sẽ quản lý điện tử, khai điện tử, nộp thuế điện tử, sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là những hộ kinh doanh lớn.
Để lại một phản hồi