Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót – Xử lý ra sao?

Những loại hóa đơn điện tử khác nhau được sử dụng trong từng trường hợp riêng biệt

Sử dụng hóa đơn giấy hay hóa đơn điện tử thì việc tránh tuyệt đối những sai sót xảy ra trong quá trình lập hóa đơn là điều gần như không thể. Vậy trong trường hợp lập sai hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì phải giải quyết ra sao để đảm bảo đúng quy định?

Những loại hóa đơn điện tử khác nhau được sử dụng trong từng trường hợp riêng biệt

Xử lý hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế cần được thực hiện đúng quy định

Theo Điều 24 Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ, hóa đơn điện tử có sai sót thì cần được xử lý như sau:

  • Trường hợp 1: Phát hiện sai sót trong hóa đơn điện tử sau khi gửi cho người mua

Nếu hóa đơn điện tử bị sai đã được gửi đến bên mua thì người bán và người mua cần phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót có trong hóa đơn, đồng thời người bán gửi Mẫu số 04 Phụ lục Nghị định 119 tới cơ quan thuế để thông báo về việc hủy hóa đơn đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới để thay thế hóa đơn cũ, sau đó gửi hóa đơn mới này cho người mua hoặc cơ quan thuế.

  • Trường hợp 2: Cơ quan thuế phát hiện sai sót sau khi nhận dữ liệu hóa đơn điện tử

Sau khi phát hiện có sai sót, cơ quan thuế gửi Mẫu số 5 Phụ lục Nghị định 119 để thông báo cho người bán thực hiện kiểm tra sai sót. 

Người bán có thời gian 2 ngày từ ngày nhận được thông báo để gửi văn bản theo Mẫu số 04 Phụ lục Nghị định 119 thông báo về việc hủy hóa đơn điện tử không có mã lên cơ quan thuế và lập hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn có sai sót đã lập gửi cho người mua và cơ quan thuế.

Bên cạnh Nghị định 119/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp cũng có thể tham khảo dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 119. Bên cạnh việc đưa ra những hướng dẫn chi tiết hơn cho 2 trường hợp trên, dự thảo còn hướng dẫn với trường hợp cần điều chỉnh hóa đơn điện tử do số tiền chiết khấu hàng hóa được tính điều chỉnh trên hóa đơn của lần mua cuối hoặc kỳ tiếp theo. Khi đó, người bán cần lập hóa đơn điện tử điều chỉnh trên đó có ghi rõ số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền và tiền thuế điều chỉnh, sau đó ký điện tử, gửi cho người mua và cơ quan thuế. Việc kê khai doanh thu và thuế của bên bán và bên mua cũng cần được điều chỉnh tương ứng với hóa đơn điện tử mới lập.

Việc xử lý hóa đơn điện tử là một trong những nghiệp vụ quan trọng của kế toán, bởi vậy, nếu có vướng mắc về cách thực hiện, doanh nghiệp nên gửi công văn tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc liên hệ nhà cung cấp hóa đơn điện tử để được giải đáp, thay vì tự xử lý một cách không chắc chắn theo những thông tin không đầy đủ có được. 

Nguồn: https://einvoice.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*