Nếu bạn và doanh nghiệp đang thắc mắc hóa đơn điện tử có được khấu trừ thuế hay không thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết nhất.
1. Hóa đơn GTGT điện tử được phép khấu trừ thuế
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 3, Nghị định 119/2018/NĐ-CP, được Chính Phủ ban hành ngày 12/09/2018, hóa đơn điện tử được hiểu là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử. Hóa đơn điện tử được lập bằng phương tiện điện tử, bởi các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Mục đích nhằm ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, được ký số (ký điện tử) theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tại Điều 5 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Chính Phủ đã phân loại hóa đơn điện tử rất rõ ràng, bao gồm: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng và các loại hóa đơn khác. Trong đó, hóa đơn GTGT là loại hóa đơn điện tử được áp dụng với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhằm thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Do đó với thắc mắc hóa đơn điện tử có được khấu trừ thuế thì đáp án sẽ là: hóa đơn điện tử được phép áp dụng khấu trừ thuế, nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định.
Quy định này đã được khẳng định trong Công văn số 10648/CT-TTHT về hóa đơn điện tử, được ban hành ngày 16/10/2018.
Theo đó, trong Công văn 10648/CT-TTHT, Cục thuế TP Hồ Chí Minh đã khẳng định: Các công ty, doanh nghiệp được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào nếu đáp ứng các điều kiện về khấu trừ thuế GTGT đầu vào và tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC.”
2. Điều kiện để hóa đơn điện tử được khấu trừ thuế
Quy định về điều kiện khấu trừ thuế với hóa đơn GTGT hiện được quy định tại Khoản 1, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC.
Điều kiện để hóa đơn GTGT được khấu trừ thuế.
Cụ thể, các đơn vị kinh doanh sẽ được trừ mọi khoản chi khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
– Là khoản chi có đầy đủ hoá đơn và chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Với những khoản chi có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) thì khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán đầy đủ và không dùng tiền mặt. Theo đó, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng. Cụ thể:
- Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ từ 20 triệu đồng trở lên mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Trường hợp doanh nghiệp khi thanh toán không có chứng từ thanh toán, không dùng tiền mặt thì phải tiến hành kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt.
- Với những hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không cần phải điều chỉnh lại.
- Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định, nếu hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì khi này cần căn cứ vào hóa đơn và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định, nếu hóa đơn có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì cần căn cứ vào hóa đơn và chứng từ để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn nộp thuế thu nhập cá nhân trực tuyến.
3. Những nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT doanh nghiệp cần lưu ý
Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT doanh nghiệp cần lưu ý.
Liên quan đến nghiệp vụ khấu trừ thuế giá trị gia tăng, các doanh nghiệp cần lưu ý tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Một là: thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.
– Hai là: thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT sẽ chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Do đó, các đơn vị kinh doanh cần hạch toán riêng thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ.
– Ba là: thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầu vào khác liên quan đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong các trường quy định tại Khoản 3, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC sẽ không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Bốn là: một số trường hợp cụ thể quy định tại Khoản 4, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC sau sẽ được khấu trừ thuế GTGT.
– Năm là: thuế GTGT đầu vào của các hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) được doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT sẽ được khấu trừ.
– Sáu là: số thuế GTGT doanh nghiệp đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan được khấu trừ toàn bộ, trừ những trường hợp doanh nghiệp bị cơ quan hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuế.
– Bảy là: thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT sẽ không được khấu trừ, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 7, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC.
– Tám là: thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai sẽ được khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
– Chín là: với số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh sẽ được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên nhưng không có chứng từ thanh toán, không dùng tiền mặt.
– Mười là: các văn phòng Tổng công ty, tập đoàn không trực tiếp hoạt động kinh doanh, các các đơn vị hành chính sự nghiệp sẽ không được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động của các đơn vị này.
– Mười một là: Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai và tính nộp thuế GTGT sẽ được khấu trừ toàn bộ.
– Mười hai là: các cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dưới hình thức ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hóa đơn mang tên tổ chức hay cá nhân được ủy quyền.
– Mười ba là: trường hợp các cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì bên nhận vốn góp được kê khai khấu trừ thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua tài sản của bên góp vốn.
– Mười bốn là: các cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT thì khi chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào, phát sinh kể từ kỳ đầu tiên kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
– Mười lăm là: Một số cơ sở kinh doanh quy định tại Khoản 15, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Như vậy, các hóa đơn GTGT điện tử khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định thì sẽ được phép khấu trừ thuế.
Mọi thắc mắc liên quan đến hóa đơn điện tử có được khấu trừ thuế hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay Hotline 24/7:
- Miền Bắc: 1900 4767
- Miền Nam/Trung: 1900 4768
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi