Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy là gì? Khi nào cần tới bảng kiểm kê các hóa đơn phải hủy? Sau khi hủy hóa đơn, doanh nghiệp có cần lập báo cáo hủy hóa đơn hay không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Bảng kiểm kê hóa đơn cần phải hủy là gì?
Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy được hiểu là một loại chứng từ cần thiết, không thể thiếu trong các hồ sơ hủy hóa đơn, theo đúng như quy định của Thông tư số 39/2014/TT-BTC, do Bộ Tài chính ban hành.
Cụ thể, tại Điểm d, Khoản 3, Điều 29, Thông tư số 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định hồ sơ hủy hóa đơn phải đầy đủ các điều kiện như sau:
– Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp của các hộ, cá nhân kinh doanh.
– Bảng kiểm kê các hóa đơn phải hủy ghi chi tiết các thông tin sau: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn và số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục).
– Thông báo kết quả hủy hóa đơn, yêu cầu phải có nội dung bắt buộc: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Như vậy, bảng kiểm kê hóa đơn phải hủy là điều kiện cần thiết, không thể không có nếu các tổ chức, doanh nghiệp muốn hoàn tất thủ tục cho hồ sơ hủy hóa đơn.
Nếu bạn và doanh nghiệp đang phân vân mẫu bảng kiểm kê hóa đơn phải hủy nào đúng nhất hiện nay thì có thể tham khảo ngay mẫu tại Thông tư số 39 về hóa đơn của Bộ Tài chính, ban hành ngày 31/3/2014 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2014.
Mẫu bảng kiểm kê các hóa đơn phải hủy theo Thông tư 39.
2. Doanh nghiệp có cần lập báo cáo hủy hóa đơn?
Đối với vấn đề hủy hóa đơn, nhiều người dùng thắc mắc rằng có cần phải lập báo cáo hủy hóa đơn điện tử sau khi đã hủy hóa đơn hay không?
Doanh nghiệp có cần lập báo cáo hủy hóa đơn?
Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định rằng các tổ chức, doanh nghiệp phải lập báo cáo hủy hóa đơn nói chung và hóa đơn điện tử nói riêng nên điều này là không cần thiết.
Tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính chỉ quy định sau khi đã hủy hóa đơn thì các đơn vị kinh doanh chỉ cần nộp lại Thông báo kết quả hủy hóa đơn gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp, chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn là xong.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử có áp dụng với hộ kinh doanh không?
Còn tại Nghị Định 119/2018/NĐ-CP, Chính Phủ đã quy định với các trường hợp xảy ra sai sót với hóa đơn điện tử có mã bị cơ quan thuế phát hiện, thì cơ quan thuế sẽ thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để người bán kiểm tra sai sót. Cùng với đó, trong thời gian 2 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, người bán phải thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập để gửi cho người mua.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về bảng dùng để kiểm kê các hóa đơn phải hủy.
Mọi thắc mắc liên quan đến bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy hay muốn được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay Hotline 24/7:
Miền Bắc: 1900 4767
Miền Nam/Trung: 1900 4768
Để lại một phản hồi