Giải đáp 3 vướng mắc thường gặp về hóa đơn điện tử của doanh nghiệp

Trả lời các thắc mắc của doanh nghiệp về hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả cơ quan thuế, doanh nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên, vì là loại hình hóa đơn mới nên trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp không tránh khỏi có một số vướng mắc.

Trả lời các thắc mắc của doanh nghiệp về hóa đơn điện tử

Trả lời các thắc mắc của doanh nghiệp về hóa đơn điện tử

Xem thêm:  Hóa đơn điện tử có bảng kê cần thiết không ?

Dưới đây là 3 vấn đề doanh nghiệp thường gặp phải và giải đáp tương ứng:

  • Doanh nghiệp có được phép tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn đã mua? Nếu được thì dùng tiếp đến thời hạn nào phải chuyển sang hóa đơn điện tử?

Trả lời:

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày 01/11/2018 – ngày Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn đã mua đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2020.

Doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Trả lời:

Theo thông tin từ Phòng Truyền thông – Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế TP. Hà Nội), khi bán hàng hóa, người bán xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng thì phải lập đầy đủ danh mục hàng hóa bán ra đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính. Người bán hàng không được lập hóa đơn điện tử không có danh mục hàng hóa mà lại kèm theo bảng kê hàng hóa bản giấy cho khách hàng.

  • Hóa đơn điện tử cần có các nội dung nào?

Trả lời:

Hóa đơn điện tử phải có đầy đủ nội dung theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính, cụ thể gồm:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn;
  • Thông tin người bán (tên, địa chỉ, mã số thuế);
  • Thông tin người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế);
  • Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ;
  • Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn; Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.

Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm Khoản 1 Điều 6 Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ và tham khảo Điều 6 dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 119 để nắm được quy định, thông tin về nội dung trên hóa đơn điện tử.

Khi có các vấn đề phát sinh hay vướng mắc khác, doanh nghiệp có thể chủ động gửi công văn tới cơ quan thuế quản lý đơn vị mình hoặc liên hệ tới đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử để được giải đáp.

Nguồn: https://einvoice.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*