Điều kiện đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp quan tâm khi áp dụng hợp đồng điện tử. Tuy mang lại nhiều lợi ích về chi phí, thời gian nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn băn khoăn về tính pháp lý của hình thức hợp đồng này. Vậy hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không và điều kiện đảm bảo giá trị pháp lý là gì?
1. Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không?
Căn cứ theo Điều 14 và Điều 34 trong Luật Giao dịch điện tử năm 2005, hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý giống như hợp đồng truyền thống. Vì vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng hợp đồng điện tử để giao kết hợp đồng trong một số lĩnh vực như dân sự, thương mại, kinh doanh, hoạt động của cơ quan Nhà nước và một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
>> Tham khảo: Hướng dẫn viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn.
Mặt khác, theo Điều 14, Luật Giao dịch điện tử năm 2015, thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ:
Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.
Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.”
Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý.
Như vậy, pháp luật Việt Nam công nhận hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý nếu hợp đồng điện tử đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định. Vì vậy, doanh nghiệp có thể yên tâm sử dụng hợp đồng điện tử.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Điều kiện đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử
Tính pháp lý của hợp đồng điện tử được đảm bảo nếu đáp ứng các điều kiện sau:
2.1. Có đầy đủ chữ ký số của các bên tham gia
Hợp đồng điện tử phải có đầy đủ chữ ký số của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp hợp đồng điện tử thực hiện giữa tổ chức và cá nhân thì cần phải có ít nhất 01 chữ ký số của tổ chức và chữ ký số hoặc chữ ký hình ảnh của cá nhân tùy theo thỏa thuận.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Hợp đồng điện tử ký bằng chữ ký số hợp pháp.
2.2. Đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin
Tính toàn vẹn của thông tin được thể hiện ở chỗ thông tin còn đầy đủ, chưa bị tác động chỉnh sửa hay bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình lưu trữ, hiển thị hay trao đổi chứng từ điện tử.
2.3. Đại diện ký số đảm bảo là người đại diện hợp pháp của các bên
Một vấn đề cần lưu ý khi giao dịch hợp đồng điện tử là có 2 chữ ký số: Chữ ký số của người ký hợp đồng tương ứng với chữ ký trong hợp đồng giấy truyền thống và chữ ký của doanh nghiệp thay thế cho con dấu trong hợp đồng giấy truyền thống. Tùy theo thỏa thuận của các bên ký, có thể dùng chữ ký số doanh nghiệp. Tuy nhiên tốt nhất cần có đủ hai chữ ký số này trong hợp đồng của các bên ký.
>> Tham khảo: Hướng dẫn nộp thuế TNDN 2022.
Trên đây là các điều kiện đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử. Xu thế hiện đại hóa khiến cho các giao dịch điện tử, đặc biệt là hợp đồng điện tử dần thay thế hợp đồng giấy. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý tới vấn đề tính pháp lý để đảm bảo các giao dịch thông qua hợp đồng điện tử được hợp pháp.
Kết luận
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi