Điều chỉnh hóa đơn điện tử là một trong trong những cách xử lý phổ biến trong trường hợp hóa đơn điện tử có sai sót. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người bán cũng áp dụng cách xử lý này.
1. Điều chỉnh hóa đơn điện tử là gì?
Phương pháp xử lý này được hiểu là việc người bán sửa đổi, sắp xếp lại các nội dung trên chính xác hơn. Cách xử lý này được thực hiện khi hóa đơn điện tử có sai sót.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng áp dụng phương án này khi có sai sót. Mỗi trường hợp sai sót sẽ có cách xử lý khác nhau.
Việc xử lý hóa đơn điện tử sai sót được áp dụng theo Nghị định 123/20209/NĐ-CP và Thông tư 78/2201/TT-BTC. Cụ thể, theo Điều 19, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, 4 trường hợp xử lý hóa đơn điện tử như sau:
Hủy hóa đơn điện tử
Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế bị sai sót nhưng chưa gửi cho người mua:
- Thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT để hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập bị sai sót.
- Lập hóa đơn điện tử mới, ký số và gửi cơ quan thuế cấp mã.
- Gửi hóa đơn điện tử mới cho người mua.
>> Tham khảo: Các quy định quan trọng về chữ ký điện tử.
Một trong những cách xử lý hóa đơn điện tử sai sót.
Thông báo hóa đơn sai sót cho người mua, không phải lập lại hóa đơn
Trường hợp hóa đơn điện tử có mã hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã người mua và người mua là người phát hiện sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng các thông tin khác như mã số thuế, nội dung khác vẫn chính xác:
- Người bán thông báo cho người mua về vấn đề sai sót, không cần lập lại hóa đơn.
- Người bán thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT (trừ khi hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên nhưng chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế).
Mẫu số 04/SS-HĐĐT.
Điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn điện tử sai sót
Trường hợp hóa đơn điện tử có mã hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua và người mua hoặc người bán phát hiện ra sai sót một trong các thông tin gồm mã số thuế, số tiền trên hóa đơn, thuế suất, tiền thuế hoặc sai quy cách, chất lượng hàng hóa thì có thể xử lý bằng một trong hai phương án:
- Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
- Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử sai sót.
Người bán kiểm tra sai sót
Người bán cần kiểm tra sai sót nếu sai sót bị cơ quan thuế phát hiện. Cơ quan thuế sẽ thực hiện thông báo cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT để người bán kiểm tra sai sót.
=> Như vậy, trong trường hợp hóa đơn điện tử đã gửi cho người mua mà một trong hai bên phát hiện sai sót về mã số thuế, số tiền, thuế suất, tiền thuế hoặc sai quy cách, chất lượng sản phẩm thì có thể áp dụng phương án xử lý này.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.
2. Hướng dẫn điều chỉnh hóa đơn điện tử
Theo Khoản 2, Điều 19, Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC:
“b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.”
>> Có thể bạn quan tâm: Thuế VAT hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được quy định như thế nào?
Điều chỉnh hóa đơn điện tử theo Thông tư 78.
3. Đã điều chỉnh hóa đơn điện tử sai sót nhưng tiếp tục sai sót
Căn cứ theo Điều 7, Thông tư 78/2021/TT-BTC:
“Điều 7. Xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp
- Đối với hóa đơn điện tử:
…
- c) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu;”
Như vậy, nếu sau khi người bán đã xử lý sai sót bằng cách điều chỉnh nhưng vẫn tiếp tục sai sót thì người bán tiếp tục thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.
Đồng thời, khi lập hóa đơn điều chỉnh lần hai, người bán lưu ý hình thức điều chỉnh phải thực hiện theo đúng hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.
Không phải trường hợp nào người bán cũng cần áp dụng phương án này. Trong trường hợp hóa đơn điện tử đã gửi cho người mua mà một trong hai bên phát hiện sai sót về mã số thuế, số tiền trên hóa đơn, thuế suất, tiền thuế hoặc sai quy cách, chất lượng hàng hóa thì người bán có thể lựa chọn để xử lý.
Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi