Công ty không có hóa đơn đầu ra có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng như xử phạt lên đến 20 triệu đồng và kèm theo phạt hành vi trốn thuế. Trong bài viết này, E-invoice sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề này và một số quy định liên quan, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu.
Công ty không có hóa đơn đầu ra.
1. Hóa đơn đầu ra là gì?
Hóa đơn đầu ra có thể hiểu là hóa đơn bán hàng. Hóa đơn đầu ra do bên bán xuất cho người mua và có thể hiện đầy đủ các nội dung như tên, số lượng, đơn giá, tổng tiền của hàng hóa, dịch vụ mà bên bán cung cấp cho khách hàng, đối tác của họ.
Hóa đơn đầu ra là căn cứ quan trọng để công ty thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế. Việc kê khai hóa đơn đầu ra được thực hiện cùng với việc kê khai thuế, kê khai hóa đơn đảm bảo nguyên tắc trung thực và chính xác.
Công ty không có hóa đơn đầu ra là trường hợp công ty không thể cung cấp các hóa đơn cho khách hàng hoặc không có các giao dịch bán hàng được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng điều quan trọng là nó có thể gây ra những vấn đề pháp lý và tài chính nghiêm trọng cho công ty.
>> Tham khảo: Làm thế nào để nhận biết hóa đơn điện tử giả?
2. Các vấn đề pháp lý liên quan đến công ty không có hóa đơn đầu ra
Việc lập hóa đơn đầu ra được quy định như thế nào? Trường hợp nào không cần lập hóa đơn? Mức xử phạt khi không lập hóa đơn? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu!
2.1. Quy định lập hóa đơn đầu ra
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 4, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về việc lập hóa đơn chứng từ như sau: Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua. Bao gồm cả các trường hợp:
- Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu
- Hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)
- Xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá)
Lập hóa đơn đầu ra theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Vì vậy, nếu Công ty không có hóa đơn đầu ra hay không lập hóa đơn đầu ra khi bán hàng hóa, dịch vụ vi phạm quy định về lập hóa đơn chứng từ. Việc không có hóa đơn đầu ra sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về hóa đơn chứng từ và kê khai thuế.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2.2. Trường hợp công ty không cần lập hóa đơn đầu ra
Trên thực tế thì công ty không có hóa đơn đầu ra ở nhiều trường hợp được cho là hợp lệ và không bị phạt. Những trường hợp không phải lập hóa đơn được quy định gồm:
- Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn. Trường hợp này người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.
- Hàng hóa được xuất kho nhưng luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải lập hóa đơn.
Như vậy, ngoài 2 trường hợp nêu trên thì tất cả các trường hợp còn lại Công ty, sẽ phải lập hóa đơn đầu ra theo quy định. Các hóa đơn sẽ được dùng làm căn cứ để kê khai thuế giá trị gia tăng theo quy định.
2.3. Mức xử phạt Công ty không có hóa đơn đầu ra
Đối với Công ty không lập hóa đơn đầu ra vi phạm quy định về hóa đơn, chứng từ sẽ bị xử phạt theo quy định. Cụ thể:
Căn cứ theo Điều 24, Nghị định 125/2020 NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ:
Mức phạt |
Trường hợp áp dụng |
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng | + Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
+ Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất. |
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng | Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định (trừ hành vi quy định ở trên) |
Công ty có thể bị phạt lên đến 20 triệu đồng cùng với mức phạt trốn thuế.
Ngoài ra, việc không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng sẽ bị coi là hành vi trốn thuế và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên.
- Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm tại (1) mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
- Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế hành vi vi phạm quy định tại (1) mà có một tình tiết tăng nặng.
- Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm tại (1) có hai tình tiết tăng nặng.
- Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm tại (1) có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
Bên cạnh việc phải nộp phạt thì trong một số trường hợp cụ thể công ty sẽ bị buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước và buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thu.
>> Tham khảo: Thuế VAT hàng y tế được quy định như thế nào?
4. Giải pháp cho vấn đề công ty không có hóa đơn đầu ra
Tuy vấn đề công ty không có hóa đơn đầu ra có thể gây ra những hậu quả pháp lý và tài chính nghiêm trọng, nhưng vẫn có những giải pháp để khắc phục vấn đề này.
Đầu tiên, công ty cần xem xét lại quy trình quản lý hóa đơn để đảm bảo rằng nó đang được thực hiện đúng cách và đầy đủ.
Thứ hai, công ty có thể thuê một nhà tư vấn thuế hoặc kế toán để giúp giải quyết vấn đề. Những chuyên gia này có thể tư vấn cho công ty về quy trình quản lý hóa đơn và cung cấp các giải pháp để giải quyết các vấn đề pháp lý và tài chính liên quan đến vấn đề hóa đơn đầu ra.
Thứ ba, công ty cần thường xuyên kiểm tra và đối chiếu các thông tin trong hóa đơn để đảm bảo tính chính xác và tránh sai sót. Nếu phát hiện ra bất kỳ sai sót nào, công ty cần sửa chữa và cập nhật thông tin ngay lập tức.
Thứ tư, công ty cần lưu trữ các hóa đơn một cách đầy đủ và có hệ thống để tra cứu nhanh chóng khi cần thiết. Điều này giúp công ty đảm bảo tính minh bạch trong quá trình kinh doanh và tránh các vấn đề pháp lý và tài chính liên quan đến hóa đơn đầu ra.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Hóa đơn điện tử E-invoice – giải pháp quản lý hóa đơn toàn diện.
Ngoài ra, công ty cũng nên đầu tư vào công nghệ và phần mềm quản lý để hỗ trợ quá trình quản lý hóa đơn đầu ra. Các phần mềm này có thể giúp công ty tạo ra, in và quản lý các hóa đơn một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra, các phần mềm này cũng cung cấp các tính năng kiểm soát và báo cáo giúp công ty đánh giá hiệu quả quản lý hóa đơn.
Việc quản lý hóa đơn đầu ra là một trong những yếu tố quan trọng trong việc kinh doanh và quản lý tài chính của một công ty. Các giải pháp và cách thức quản lý hợp lý giúp công ty giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình kinh doanh.
Để được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi