Có mấy loại hóa đơn điện tử? Những lưu ý khi thời hạn chuyển đổi HĐĐT đang tới gần

Nếu bạn đang thắc mắc có mấy loại hóa đơn điện tử hay thời hạn bắt buộc chuyển đổi hóa đơn điện tử là khi nào thì bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết nhất những thắc mắc trên.

1. Hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn nói chung được hiểu đơn giản là các chứng kế toán. Các chứng từ này sẽ do các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của luật kế toán.

Hóa đơn điện tử dù cũng mang bản chất là hóa đơn song nó lại là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử. HĐĐT được lập bởi các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhằm ghi nhận các thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Theo đúng quy định hiện hành, HĐĐT cần được ký số hoặc ký điện tử bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Ngày nay, hóa đơn điện tử ngày càng trở nên thân thuộc với các kế toán doanh nghiệp. Bởi, việc sử dụng HĐĐT không chỉ mang tới nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà còn giúp đơn giản hóa các nghiệp vụ kế toán. Nhờ đó, các kế toán tiết kiệm được rất nhiều thời gian lập, xuất,… hóa đơn; nghiệp vụ tổng hợp, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cuối kỳ cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

2. Có mấy loại hóa đơn điện tử?

Có mấy loại hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử có mấy loại?

Nếu bạn đang thắc mắc có mấy loại hóa đơn điện tử thì có thể tham khảo ngay Điều 5 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP về các loại hóa đơn điện tử, do Bộ Tài chính ban hành vào ngày 12 tháng 9 năm 2018.

Cụ thể, tại Điều 5 của Nghị định này, Bộ Tài chính đã quy định và phân loại hóa đơn điện tử như sau:

– Loại thứ nhất: Hóa đơn giá trị gia tăng. Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng là loại hóa đơn được áp dụng cho đối tượng là bên bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhằm thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Loại hóa đơn giá trị gia tăng này sẽ bao gồm cả các hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

– Loại thứ hai: Hóa đơn bán hàng. Hóa đơn điện tử bán hàng là loại hóa đơn được áp dụng đối với bên bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhằm thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Loại hóa đơn bán hàng này sẽ bao gồm cả các hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

– Loại thứ ba: Các loại hóa đơn khác. Loại này sẽ bao gồm các loại hóa đơn như: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hay các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung đáp ứng đầy đủ quy định đối với một hóa đơn điện tử, tuân thủ Điều 6 của Nghị định này.

Như vậy, hiện hóa đơn điện tử đã được Bộ Tài chính chia ra làm 03 loại chính. Các tổ chức, doanh nghiệp khi sử dụng cần phải căn cứ vào từng loại để có cách dùng tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

3. Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi thời hạn chuyển đổi HĐĐT đang tới gần?

 

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi dùng hóa đơn điện tử?

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi dùng hóa đơn điện tử?

– Thời hạn cuối cùng doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi HĐĐT là trước ngày 01/11/2020

Tại Khoản 2, Điều 35, Nghị định 119/2018/NĐ-CP , Chính Phủ đã quy định như sau: “Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.”

Quy định trên lại một lần nữa được khẳng định trong Thông tư số 68/2019/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành mới đây nhất: “ Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này.”

Như vậy, căn cứ vào hai Thông tư và Nghị định trên thì thời hạn cuối cùng doanh nghiệp bắt buổi phải chuyển đổi hóa đơn điện tử là trước ngày 01/11/2020.

– Doanh nghiệp được phép sử dụng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy đến ngày 31/10/2020

Theo đúng như quy định hiện hành thì các doanh nghiệp hoàn toàn được phép sử dụng hóa đơn giấy trong thời gian từ ngày 01/11/2018 – 31/10/2020, khi mà Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực.

Việc sử dụng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy trong thời gian này là hoàn toàn hợp pháp.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng: các doanh nghiệp bắt buộc phải chấm dứt sử dụng song song hai loại hình hóa đơn này trước ngày 01/11/2020. Bởi, từ ngày 01/11/2020, các doanh nghiệp phải thực hiện áp dụng triển khai hóa đơn điện tử nhằm tuân thủ đúng theo quy định của các Thông tư, Nghị định do Bộ Tài Chính và Chính Phủ ban hành.

Mọi thắc mắc liên quan đến cách nộp thuế điện tử qua mạng hay muốn được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay Hotline 24/7:

Miền Bắc: 1900 4767

Miền Nam/Trung: 1900 4768

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*