Báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu có phải nộp hay không?

Báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu

Nhiều doanh nghiệp mới thành lập chưa có doanh thu hoặc ngưng hoạt động nhưng chưa đóng cửa không có doanh thu thắc mắc về vấn đề nộp báo cáo tài chính. Nếu không nộp báo cáo tài chính khi không phát sinh doanh thu, doanh nghiệp có bị phạt hay không?

>> Tham khảo: Mẫu công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế.

1. Công ty không có doanh thu có cần nộp báo cáo tài chính không?

Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cần hiểu về báo cáo tài chính và những vai trò, quy định xoay quanh tài liệu này.

1.1. Tại sao cần lập báo cáo tài chính?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Báo cáo tài chính giúp cơ quan Thuế nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tự đánh giá tình hình tài chính, các khoản chi phí, nghĩa vụ tài chính và các sự kiện quan trọng khác của mình.

Đồng thời, báo cáo tài chính cũng hỗ trợ nhà quản lý, nhà đầu tư đánh giá các thách thức và cơ hội trong quá trình kinh doanh.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

1.2. Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu nộp báo cáo tài chính

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, của Thông tư 156/2013/TT-BTC, trong trường hợp không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế, doanh nghiệp vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế đúng thời hạn quy định.

Doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính nếu đã chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc tạm ngừng kinh doanh theo hướng dẫn tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 10, Thông tư 156/2013/TT-BTC và các trường hợp tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 của Thông tư 156/2013/TT-BTC.

2. Lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu

Báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu

Các lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu.

Khi lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:

a, Các khoản vốn góp (doanh nghiệp mới thành lập) hạch toán: Nợ TK 111, 112 / Có TK 411.

Lưu ý: Thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

>> Tham khảo: Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót xử lý như thế nào?

b, Ghi nhận thuế môn bài: Nếu doanh nghiệp không thuộc đối tượng được miễn lệ phí môn bài thì phải khai và nộp lệ phí môn bài.

  • Hạch toán khoản thuế môn bài phải nộp: Nợ TK 642 / Có TK 3339;
  • Hạch toán thanh toán tiền thuế môn bài: Nợ TK 3339 / Có TK 111, 112.

c, Nếu doanh nghiệp có mở tài khoản công ty:

  • Các khoản phí duy trì tài khoản hạch toán: Nợ TK 642 / Có TK 112;
  • Các khoản lãi tiền gửi ngân hàng hạch toán: Nợ TK 112 / Có TK 515.

d, Các khoản chi phí khi thành lập: mua chữ ký số, hóa đơn điện tử, phí tư vấn thành lập… hạch toán: Nợ TK 642 / Có TK 111, 112.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

3. Không nộp báo cáo tài chính bị xử phạt như thế nào?

Lập báo cáo tài chính thế nào?

Mức phạt không nộp báo cáo tài chính.

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính, các hành vi vi phạm được xử phạt như sau:

“4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  2. b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
  3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

   Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 của Điều này.”

Do đó, theo quy định tại Điều 12, Nghị định 41/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

>> Tham khảo: Quy định về trường hợp ủy quyền quyết toán thuế TNCN.

Lưu ý: Mức phạt tiền như trên áp dụng đối với tổ chức. Đối với cá nhân vi phạm, mức phạt tiền là từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng (theo Khoản 2, Điều 6, Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP).*

Trên đây là hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu. Báo cáo tài chính là hoạt động bắt buộc đối với những doanh nghiệp đang hoạt động, dù trong năm không phát sinh doanh thu vẫn cần phải tuân thủ thực hiện theo quy định.

Kết luận

Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*