Kể từ ngày 1/11/2020, một số văn bản pháp luật quy định về hóa đơn điện tử sẽ hết hiệu lực, trong đó có Thông tư 32/2011/TT-BTC. Cụ thể, những nội dung nào về hóa đơn điện tử sẽ thay đổi từ mốc thời gian này? Kế toán và doanh nghiệp cần nắm vững thông tin để tránh áp dụng hóa đơn điện tử sai quy định.
1. Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Căn cứ theo Điều 7, Thông tư 32/2011/TT-BTC, để khởi tạo và phát hành hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử bằng cách lập bộ hồ sơ gồm: Mẫu hóa đơn, Quyết định áp dụng hóa đơn điện tử và Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
Tuy nhiên, kể từ 1/11/2020, Thông tư 32/2011/TT-BTC hết hiệu lực, doanh nghiệp áp dụng theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Cụ thể, theo Khoản 1, Điều 20 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP, đơn vị thuộc diện sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế chỉ cần nộp Tờ khai đăng ký, thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành Nghị định này.
2. Thời điểm lập hóa đơn điện tử
Theo các nội dung hướng dẫn tại hội thảo cập nhật chính sách thuế và những quy định mới về hóa đơn điện tử diễn ra ngày 5/11/2019, trong thời gian Thông tư 32/2011/TT-BTC vẫn còn hiệu lực (đến hết ngày 31/10/2020) thì căn cứ để doanh nghiệp thực hiện kê khai nộp thuế vẫn là ngày lập trên hóa đơn điện tử. Tức là khi đó hóa đơn điện tử có ngày lập và chữ ký số thì kể cả ngày lập và ngày ký số không trùng nhau vẫn hợp lệ.
Doanh nghiệp cần lưu ý về thời điểm lập hóa đơn điện tử.
Từ ngày 1/11/2020 trở đi, Thông tư 32/2011/TT-BTC hết hiệu lực, các quy định về thời điểm lập hóa đơn điện tử sẽ được áp dụng theo Thông tư 68/2019/TT-BTC. Theo Khoản 1e, Điều 3: “Thời điểm lập hóa đơn điện tử xác định theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm (ví dụ: ngày 30 tháng 4 năm 2019) và phù hợp với hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.”
Như vậy, kể từ khi Thông tư 32/2011/TT-BTC hết hiệu lực, hóa đơn điện tử hợp lệ bắt buộc phải có ngày lập và ngày ký số trùng nhau.
>> Tham khảo: Báo cáo tình hình sử dụng biên lai.
3. Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế
Căn cứ theo Điều 5 của Thông tư 32/2011/TT-BTC, định kỳ 6 tháng một lần, các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cần sử dụng Mẫu số 3 Phụ lục ban hành theo Thông tư này để báo cáo lên cơ quan thuế các nội dung gồm: Danh sách đơn vị sử dụng giải pháp hóa đơn điện tử của tổ chức.
Từ 1/11/2020, thay vì báo cáo 6 tháng 1 lần về việc truyền hóa đơn điện tử thì tại Điều 16, Thông tư 68/2019/TT-BTC, việc chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế được quy định:
“1. Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có trách nhiệm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đã lập đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (chuyển trực tiếp hoặc gửi qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử).”
Tại Khoản 2 của Điều này, có 2 hình thức để chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử gồm:
- Hình thức 1: Gửi Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử (theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này), áp dụng với các trường hợp thuộc lĩnh vực như: Bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không, bảo hiểm, bán hàng hóa điện, nước sạch, xăng dầu,…
- Hình thức 2: Được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 16 của Thông tư này, gồm các trường hợp khác. Cụ thể, người bán sau khi lập hóa đơn điện tử đầy đủ nội dung thì đồng thời gửi cho người mua và cơ quan thuế.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử, Cách xử lý hóa đơn đầu vào kê khai 2 lần.
4. Chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 12 của Thông tư 32/2011/TT-BTC, người bán được phép chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ cho các mục đích:
- Chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình.
- Phục vụ lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán.
Hóa đơn điện tử chuyển đổi đáp ứng các điều kiện về tính toàn vẹn thông tin trên hóa đơn gốc, có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và được đóng dấu, có chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi theo quy định sẽ có giá trị pháp lý.
Từ ngày 1/11/2020 trở đi, chứng từ giấy được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử chỉ có giá trị lưu trữ.
Từ ngày 1/11/2020 trở đi, các quy định về hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy sẽ áp dụng theo Điều 10, Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Hóa đơn điện tử hợp pháp vẫn được chuyển đổi sang chứng từ giấy.
Tuy nhiên, chứng từ giấy được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử chỉ có giá trị lưu trữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, không có hiệu lực thanh toán, giao dịch, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.
5. Quy định về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Trước ngày 1/11/2020, tại Điều 10 của Thông tư 32/2011/TT-BTC có quy định:
“Báo cáo sử dụng hóa đơn điện tử và việc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 153.2020/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính. Tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử được gửi báo cáo sử dụng hóa đơn điện tử theo đường điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.”
Tuy nhiên, việc nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn chỉ áp dụng đến hết 31/10/2020. Từ 1/11/2020, theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC, 100% doanh nghiệp áp dụng hóa đơn điện tử, những doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế sẽ sử dụng hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn điện tử.
Đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice: “Chuyển đổi càng sớm – Lợi ích càng lớn”
Ngoài việc nắm vững những quy định mới được áp dụng từ ngày 1/11/2020, doanh nghiệp cần nhanh chóng lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử để sớm thực hiện chuyển đổi sang hóa đơn điện tử kịp thời hạn.
Chuyển đổi sớm, ngoài tránh được ùn tắc thủ tục hành chính, doanh nghiệp còn chủ động chuẩn bị các điều kiện về vật chất, hạ tầng, nhân sự đồng thời khai thác tối đa lợi ích từ hóa đơn điện tử.
Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice với nhiều tính năng ưu việt.
Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice cung cấp bởi Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn cung cấp đầy đủ nghiệp vụ về hóa đơn, đáp ứng đầy đủ quy định tại các văn bản pháp luật về hóa đơn điện tử. Với nhiều tính năng ưu việt, E-invoice là sự lựa chọn tin cậy của nhiều thương hiệu lớn tại Việt Nam như: Coca Cola, AEON Mall, KFC, CGV,…
Trên đây là 5 Quy định về hóa đơn điện tử sẽ thay đổi khi Thông tư 32/2011/TT-BTC hết hiệu lực. Mốc thời gian 1/11/2020 không còn xa, doanh nghiệp cần nắm vững các thay đổi này để tránh áp dụng sai, gặp các rắc rối về mặt pháp lý.
Để sớm thực hiện chuyển đổi nhanh chóng và hiệu quả sang sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp có thể tham khảo E-invoice – Phần mềm hóa đơn điện tử phổ biến nhất trong doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp cần tìm hiểu thêm về E-invoice, vui lòng liên hệ:
Mọi thắc mắc hoặc muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi