5 điểm đáng lưu ý tại Nghị định 126 thuế thu nhập cá nhân

Nghị định 126 thuế thu nhập cá nhân được Chính Phủ ban hành ngày 10/10/2020, quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế. Theo Nghị định này, một số nội dung về vấn đề khai thuế thu nhập cá nhân và mức thu nhập chịu thuế,… sẽ có sự điều chỉnh. Dưới đây là một số điểm đáng chú ý tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

1. Ngân hàng có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản khách hàng khi cơ quan thuế đề nghị

Theo Khoản 2, Điều 30 quy định, theo đề nghị của cơ quan thuế thì ngân hàng thương mại có trách nhiệm phải cung cấp thông tin tài khoản của người nộp thuế, bao gồm:

  • Tên chủ tài khoản.
  • Số tài khoản theo Mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cung cấp.
  • Ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản.

Việc cung cấp thông tin về tài khoản bắt đầu được thực hiện lần đầu trong thời gian 90 ngày, kể từ ngày 5/12/2020. Ngược lại, cơ quan thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định của pháp luật.

>> Tham khảo: Hướng dẫn tính lợi nhuận sau thuế TNDN.

2. Các trường hợp không phải quyết toán thuế TNCN 

Theo Điểm 6.3, Khoản 6, Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì cá nhân có số thuế phải nộp thêm hoặc số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo thì trực tiếp khai quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế, trừ các trường hợp:

  • Cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau kỳ quyết toán năm từ 50.000 đồng trở xuống.
  • Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế tạm nộp, không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.
  • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này;
  • Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập này (mới).

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Quyết toán thuế TNCN

Các trường hợp không phải quyết toán thuế TNCN

3. 5 trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế

Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP, có 5 trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế, bao gồm:

  • Người nộp thuế chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế.
  • Cá nhân thuộc diện có thu nhập miễn thuế thu nhập cá nhân theo Điểm b, Khoản 2, Điều 79, Luật Quản lý thuế.
  • Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu.
  • Người nộp thuế đang trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo Điều 4 của Nghị định này.
  • Người nộp thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của Khoản 4, Điều 44, Luật Quản lý thuế.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

4. Số thuế TNDN tạm nộp của Quý III không được thấp hơn 75% số thuế TNDN trong năm

Theo Điểm b, Khoản 6, Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của 3 Quý đầu năm không được thấp hơn 75% tổng số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán thuế năm.

Nếu số thuế tạm nộp của 3 Quý đầu năm bị thiếu, doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm tiền nộp chậm tính trên số thuế nộp thiếu. Thời gian bắt đầu tính nộp chậm từ ngày kế tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Quý 3 đến này nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

5. Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế

Theo Điểm c, Khoản 5, Điều 7, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, các cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức thì cá nhân không được trực tiếp khai thuế. Việc khai thuế GTGT sẽ do tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác.

Trực tiếp kê khai thuế

Cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức thì cá nhân không trực tiếp khai thuế.

Trên đây là 5 điểm đáng chú ý của Nghị định 126 thuế thu nhập cá nhân. Các cá nhân và tổ chức cần lưu ý và điều chỉnh khi thực hiện các nghĩa vụ về thuế thu nhập cá nhân.

>> Tham khảo: Khuyến khích người dân lấy hóa đơn điện tử để tạo thói quen tiêu dùng văn minh.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*