Tổng hợp các phụ lục kê khai thuế GTGT doanh nghiệp cần biết

Khi kê khai thuế GTGT, doanh nghiệp cần phải chọn phụ lục phù hợp để đảm bảo tính hợp pháp cho việc kê khai. Dưới đây, bài viết sẽ tổng hợp tới bạn và doanh nghiệp các phụ lục kê khai thuế GTGT hiện hành và mục đích sử dụng tương ứng với từng mẫu tờ khai trong phụ lục.

1. Các phụ lục kê khai thuế GTGT hiện nay

Khi tiến hành kê khai thuế GTGT, người nộp thuế cần phải biết và chọn phụ lục kê khai tương ứng với loại thuế và mục đích cần kê khai, nhằm đảm bảo thủ tục được tiến hành chuẩn xác, việc kê khai và nộp thuế được hợp pháp.

các phụ lục kê khai thuế GTGT doanh nghiệp cần biết-1

Doanh nghiệp cần quan tâm 05 phụ lục khi kê khai thuế GTGT

Tại phần Phụ lục của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, Chính Phủ đã cho ban hành kèm theo 05 phụ lục kê khai thuế, đồng thời có quy định mục đích sử dụng rõ ràng:

1.1. Tờ khai thuế GTGT khấu trừ mẫu 01/GTGT

Mẫu tờ khai số 01/GTGT là tờ khai được áp dụng đối với các đơn vị kinh doanh áp dụng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

1.2. Tờ khai thuế GTGT mẫu 02/GTGT

Mẫu tờ khai số 02/GTGT là tờ khai được áp dụng đối với các dự án đầu tư.

1.3. Tờ khai thuế GTGT trực tiếp trên GTGT mẫu 03/GTGT

Mẫu tờ khai số 03/GTGT là tờ khai được áp dụng đối với các đơn vị kinh doanh khai thuế theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng và các cơ sở mua bán vàng bạc, đá quý và ngoại tệ.

>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách xử lý mất hóa đơn đầu vào.

1.4. Tờ khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu mẫu 04/GTGT

Mẫu tờ khai số 04/GTGT là tờ khai được áp dụng với các đơn vị kinh doanh kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

1.5. Tờ khai thuế GTGT mẫu 05/GTGT

Mẫu tờ khai số 05/GTGT là tờ khai thuế GTGT tạm nộp trên doanh số, áp dụng với các đơn vị kinh doanh ngoại tỉnh.

2. Một số quy định cần biết về thuế GTGT

2.1. Đối tượng không phải nộp thuế GTGT

các phụ lục kê khai thuế GTGT doanh nghiệp cần biết-2

Quy định một số đối tượng không phải khai, nộp thuế GTGT.

Căn cứ vào Thông tư 219/2013/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC, Thông tư 193/2015/TT-BTC, những đối tượng dưới đây sẽ không phải thực hiện nộp thuế GTGT:

– Các tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

– Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam có mua dịch vụ của các tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam

– Các tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.

– Các tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT cho các doanh nghiệp, hợp tác xã.

– Các doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khu bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nhưng chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường để bán cho các doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại.

– Các  tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn hoặc giữa các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

>> Tham khảo: Quy định kê khai thuế với hóa đơn đầu vào chi nhánh phụ thuộc.

– Một số trường hợp khác: 

  • Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp;
  •  Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp; điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm.
  • Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh.
  • Doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ.
  • Doanh thu hàng hóa, dịch vụ và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động đại lý bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT.
  • Cơ sở kinh doanh không phải nộp thuế GTGT nhập khẩu trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị phía nước ngoài trả lại.
  • Tổ chức, doanh nghiệp nhận các khoản thù lao từ cơ quan nhà nước do thực hiện hoạt động thu hộ, chi hộ các cơ quan nhà nước

2.2. Căn cứ xác định thuế GTGT

Hiện nay, căn cứ để xác định thuế GTGT sẽ được dựa trên giá tính thuế và thuế suất.

Theo đó, quy định giá tính thuế bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh, sản xuất được hưởng. Đơn vị tính thuế GTGT là đồng Việt Nam.

Tùy từng loại hàng hóa sẽ được áp dụng theo 03 mức thuế suất sau:  0%, 5% và 10%.

2.3. Cách tính thuế GTGT cho doanh nghiệp

các phụ lục kê khai thuế GTGT doanh nghiệp cần biết-3

Cách tính thuế GTGT dựa trên phương pháp khai thuế DN áp dụng.

Trường hợp doanh nghiệp áp dụng khai và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì cách tính thuế sẽ áp dụng công thức tính sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Trường hợp các doanh nghiệp áp dụng khai và nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT, cách tính thuế được áp dụng theo công thức sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %.

Trên đây, bài viết đã tổng hợp đến bạn và doanh nghiệp các phụ lục kê khai thuế GTGT và một số quy định cần biết khi thực hiện kê khai thuế GTGT.

Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*